image banner
GIỚI THIỆU LỊCH SỬ XÃ THẮNG SƠN
Lượt xem: 30

Giới thiệu Lịch sử xã Thắng Sơn

Thắng Sơn là xã vùng III của huyện Thanh Sơn, có nhiều dân tộc cùng chung sống. Diện tích tự nhiên 326,78 ha, có 8 khu dân cư. Toàn xã có dân số 4.078 nhân, với 962 hộ dân tộc cùng sinh sống trong đó: dân tộc Mường chiếm 80%; dân tộc kinh chiếm 15%, còn lại là các dân tộc khác.

Thắng Sơn là quê hương có truyền thống cách mạng, đặc biệt là từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tinh thần yêu nước, của Nhân dân ngày càng được nhân lên.

Giai đoạn 1947-1954, Sau lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Hoàng Diệu (nay là Thắng Sơn),  đã tích cực thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, và chính phủ, tiến hành kháng chiến trên tất cả các mặt. Theo chủ trương của cấp trên, Nhân dân toàn xã tích cực, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt công tác, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong tình hình mới, để tập trung chỉ đạo kháng chiến, cấp trên yêu cầu sắp xếp lại một số đơn vị hành chính, trong đó các xã Thắng Sơn và xã Cự Đồng, hợp nhất thành một xã, lấy tên là xã Hoàng Diệu. Tại hội nghị hiệp thương thống nhất toàn xã, đã bầu ra Ủy ban hành chính xã Hoàng Diệu, gồm 3 thành viên: Ông Đinh Công Chiệu (xã Thắng Sơn) giữ chức Chủ tịch; ông Nguyễn Đức Chính (xã Cự Đồng) giữ chức phó chủ tịch,  và Ông Hà Văn Khẩn (xã Đa nghệ) giữ chức Ủy viên thư ký; Đồng thời Ủy ban Việt Minh của xã Hoàng Diệu cũng được bầu ra gồm 3 thành viên: ông Đinh Công Phương được giao trọng trách Chủ nhiệm; ông Đinh Văn Tuân phó chủ nhiệm, và ông Đinh Ngọc Thông làm thư ký. Cùng với việc thành lập Ủy ban Việt Minh, các tổ chức đoàn thể cứu quốc của xã, cũng được kiện toàn và đi vào hoạt động; công tác tuyên truyền, phổ biến, và thực hiện chủ trương, kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược được đẩy mạnh, đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Ngoài việc củng cố, kiện toàn lại chính quyền và các tổ chức đoàn thể, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cũng được đẩy mạnh.

Những năm 1948-1949, có 87 hộ với 396 khẩu vùng ngoài, tản cư vào Hoàng Diệu. Chi bộ, chính quyền và Mặt trận việt minh đã động viên nhân dân, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, xây dựng tinh thần đoàn kết, không phân biệt, không chia rẽ miền ngược – miền xuôi.

Những năm 1950-1954, Chi bộ, chính quyền đã thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ đảng viên, Nhân dân đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đảng viên có mặt ở mọi nơi, mọi lúc và luôn tiền phong, gương mẫu, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sau 1954, Miền Bắc đi lên CNXH, Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân; Thực hiện chủ trương của Đảng  về xây dựng CNXH ở Miền Bắc, là hậu phương vững chắc cho cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Chi bộ Hoàng Diệu, đã tập trung lãnh đạo Nhân dân, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - XH, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, thiết lập quan hệ sản xuất XHCN, mặt khác tuyên truyền để Nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, là xuyên tạc chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước ta.

Hòa bình lập lại, Theo chủ trương của cấp trên, để phù hợp với tinh hình mới, tháng 5/1954, xã Hoàng Diệu được tách làm 2 xã: Hoàng Diệu (nay là Thắng Sơn) và xã Cự Đồng. Sau khi tách xã, Chi bộ Hoàng Diệu do Đ/c Đinh Văn Cát làm Bí thư; Đ/c Nguyễn Hữu Địch, làm phó bí thư. Ủy ban kháng chiến hành chính của xã cũng được kiện toàn, do Đ/c Đinh Văn Đại làm Chủ tịch ủy ban hành chính.

      Ngày 16/11/1964,  Bộ Nội vụ ra quyết định số 292 - đổi tên xã Hoàng Diệu,  thành xã Thắng Sơn.

Sau này, ngày 19/5/1948, được lấy là Ngày thành lập Đảng bộ xã Thắng Sơn. Đây là mốc son quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành  trong công tác xây dựng Đảng, trên quê hương Thắng Sơn. Sau khi thành lập Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhiệm vụ chiến lược; phát triển kinh tế, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mặt khác, Đảng bộ vận động Nhân dân đoàn kết một lòng, tương thân, tương ái, củng cố hợp tác xã trên quy mô toàn xã. Với phương thức quản lý mới, Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, Nhân dân phấn khởi ra sức lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no,  hạnh phúc. Song song với nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, với tinh thần vì Miền Nam ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Thắng Sơn, đã hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua “Thanh niên 3 sẵn sàng”; “Phụ nữ 3 đảm đang”; “hậu phương thi đua với tiền phương”, chi viện sức người, sức của cho Miền Nam ruột thịt. 

Trải qua 32 kỳ đại hội của Chi, Đảng bộ, các Đ/c được  bầu vào Ban chi ủy, BCH các khóa, luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Đặc biệt, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, kinh tế - xã hội của xã đạt nhiều kết quả quan trọng, đời sống, vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng lên, diện mạo của Thắng Sơn ngày càng thay đổi, rất đáng tự hào.

Xã Thắng Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền, kinh tế - xã hội của xã tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng.  - Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng Thu nhập bình quân đầu người trên 40 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng của xã.

- Văn hóa, xã hội, Y tế, giáo dục có nhiều bước phát triển; đến nay các trường đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Trạm Y tế xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; trên 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 8/8 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa; 100% khu dân cư có điểm sinh hoạt văn hóa; hệ thống đài truyền thanh của xã được đầu tư hệ thống đài thông minh, xã có 1 trang thông tin điện tử, đảm bảo việc chuyển tải các thông tin, về chủ trương chính sách của Đảng, hiến pháp, phát luật của nhà nứơc, và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đến với nhân dân.

Tỷ lệ các chi bộ đạt trong sạch vững mạnh hàng năm đạt trên 60%. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

.     -Các chính sách xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.

- Cuộc vận động toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đến hết năm 2024 xã đạt 17/19 tiêu chí.

Với những đóng góp và thành tích lớn lao đó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thắng Sơn, đã nhiều năm được Huyện ủy công nhận, đạt Trong sạch Vững mạnh, chính quyền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Huyện ủy, UBND huyện tặng nhiều giấy khen, trong các phong trào thi đua yêu nước.

Bước vào đại hội Đảng bộ xã lần thứ 33 (nhiệm kỳ 2025-2030), kinh tế - xã hội của xã đang trên đà phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Thắng Sơn, đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lấn thứ 32 đã đề ra.

Phát huy thành quả xây dựng và phát triển xã Thắng Sơn với tinh thần “Đoàn kết – đổi mới - và phát triển”, quyết tâm lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - XH, giữ vững an ninh – quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, đưa Thắng Sơn phát triển nhanh, và bền vững trong cộng đồng đất Tổ, để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc;  góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1